Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực Y Dược và ý nghĩa của ngành này

admin
11:12 15-12-2022
423

Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì ý nghĩa, vai trò của ngành y dược là không thể phủ nhận. Ngành y tế không chỉ đảm bảo sức khỏe cho con người lao động, học tập mà còn đảm bảo về chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ý nghĩa và một số nghề nghiệp của ngành Y dược hiện nay.  

Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực Y Dược và ý nghĩa của ngành này

Y – dược là ngành nghề gắn liền với trách nhiệm khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người và luôn cần  thiết trong mọi thời đại. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đảm bảo sức khỏe càng được chú trọng nhiều hơn.

Ngành Y – dược được coi là một ngành cao quý và luôn được xã hội tôn trọng. Mặc dù nhiều bạn thí sinh biết rằng khi theo đuổi ước mơ theo ngành Y sẽ gặp phải rất nhiều vất vả và gian nan nhưng đổi lại họ sẽ nhận được niềm hạnh phúc, được xã hội vinh danh, được bệnh nhân và người nhà của họ trân trọng biết ơn… Chính vì vậy mà việc chọn trường Y  dược để theo học luôn là niềm đam mê hàng đầu của nhiều bạn trẻ hiện nay.

1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Y Dược

Tầm quan trọng không thể thay thế được của lĩnh vực Y Dược

Ngành y dược giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao động. Chính vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y tế có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội.

Đối với các bác sĩ việc đem lại sự sống, chăm sóc bệnh nhân sẽ làm niềm hạnh phúc vô bờ bến của họ. Mặc dù xã hội có thay đổi và phát triển thì ngành Y dược vẫn luôn giữ vững được tầm quan trọng của nó, cụ thể như:

  • Ngành Y dược luôn đòi hỏi cao, điều kiện trúng tuyển cũng như quá trình học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn. Cho nên việc để trở thành Bác sĩ, dược sĩ bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu để tích lũy tốt kiến  thức chuyên môn.  Do đó mà sau khi tốt nghiệp các cử nhân ngành Y dược sẽ trở thành những người đủ kiến thức chuyên môn và khả năng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Nghề y coi trọng tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Theo học ngành Y dược chính là bạn đã mang lại sự hạnh phúc, an lành cho vô số các người bệnh và gia đình của họ.
  • Ngành Y dược gắn liền với công tác chăm sóc, điều trị nâng cao sức khỏe cho mọi người, vì đây là nghề được cả xã hội tôn vinh. Cũng chính lý do đó mà học ngành Y sẽ giúp bạn có cơ hội để mang lại niềm vui đến từng gia đình người bệnh.

Y dược đảm bảo chất lượng về cuộc sống

Ngành y dược giúp chúng ta có thể thăm khám, điều trị bệnh cho mọi người trong nhiều trường hợp khác nhau. Vấn đề này thường được đặt lên hàng đầu của tất cả các đơn vị, các quốc gia khác nhau. Cơ thể mỗi chúng ta đều có thể tiềm ẩn các nguy cơ về bệnh tật, Y dược sẽ giúp đảm bảo, phòng chống và chữa bệnh tốt hơn cho người dân. Do đó có thể nói ngành Y dược luôn đảm bảo được chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất.

Y tế cho xã hội phát triển bền vững

Trong một xã hội con người là chủ thể của xã hội và cũng chính con người có thể đưa ra các quyết định thay đổi về mặt hình thái kinh tế. Do đó sức khỏe của mỗi người sẽ góp phần quan trong cho nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu sức khỏe được đảm bảo sẽ giúp cho người lao động yên tâm công tác và đóng góp công sức cho sự phát triển nền kinh tế bền vững hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng giảm bớt được những kinh phí không cần thiết cho chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe. 

Ngành y dược chăm sóc sức khỏe con người

Như chúng ta đã biết mỗi ngành nghề sẽ có những ý nghĩa riêng của nó. Ở đây ngành Y dược được biết đến với các  dịch vụ về chăm sóc sức khỏe con người cũng như các dịch vụ yêu cầu bắt buộc phải phát triển trên mức kinh tế để nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như liên quan đến sự tồn vong của nhân loại. Ngành Y dược luôn chú trọng ứng dụng các khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào y tế.

Y tế cho nền kinh tế hội nhập

Thế kỷ mới mở ra sự hội nhập kinh tế mới. Chính vì vậy mà Việt Nam cần phải thúc đẩy mạnh các hợp tác giao lưu kinh tế với các quốc fia trong và ngoài khu vực. Để có thể đảm bảo về cơ sở vật chất, dịch vụ thì việc có được những chiến lược, những áp dụng công nghệ, khoa học là điều cần thiết. Đây được xem là một trong những lĩnh vực có thể thu hút được đầu tư từ các đơn vị nước ngoài.

Trước tầm quan trọng của ngành y tế như vậy thì hàng loạt trường học tuyển sinh dược sĩ cao đẳng và liên tục mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy.

tam-quan-trong-cua-nganh-y-duoc
Các nghề nghiệp trong ngành Y - dược là gì?

2. Tìm hiểu một số nghề nghiệp trong ngành Y dược hiện nay

Sau đây là một vài thông tin về các chuyên ngành nổi bật trong khối Y Dược giúp học sinh và phụ huynh có thể định hướng nghề nghiệp tốt hơn.

Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ đa khoa còn được gọi là "bác sĩ tổng quát" hay "bác sĩ gia đình", là một bác sĩ điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. 

Có thể nói rằng bác sĩ đa khoa là một trong những ngành lấy điểm chuẩn cao nhất trong khối ngành Y Dược. Thông thường chuyên ngành này sẽ được đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Y tế với thời gian khoảng 6 năm. Trong khoảng thời gian đó các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về ngành Y học hiện đại, Y học cổ truyền... để sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Ở hệ thống y tế của một số nước, bác sĩ đa khoa làm việc tại những trung tâm chăm sóc sức khỏe và đóng một vai trò quan trọng ở đó. Ở một số nước đang phát triển, bác sĩ đa khoa có thể hoạt động riêng độc lập tại những phòng khám tư nhân hay tại gia.

Bác sĩ y học cổ truyền

Với chuyên ngành Y học cổ truyền sinh viên theo học sẽ được đào  tạo 6 năm, tuy nhiên được học chuyên sâu về sử dụng thuốc Bắc, thuốc Nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt... Bên cạnh đó các Bác sĩ Y học cổ truyền còn được nghiên cứu các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng cho người bệnh.

Bác sĩ Răng Hàm Mặt 

Những Bác sĩ được đào tạo chuyên  sâu về Răng - Hàm - Mặt sẽ thường công tác và có nhiệm vụ khám chữa bệnh, phẫu thuật, khôi phục chức năng về răng, hàm, mặt cho những người có nhu cầu.

Bác sĩ y học dự phòng

Với trách nhiệm cần thực hiện các công tác phòng chống, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và tác nhân gây dịch bệnh, các loại bệnh xã hội, dinh dưỡng, cộng đồng, quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng.... thì các Bác  sĩ y học dự phòng sẽ được đào tạo trong 6 năm. 

Kỹ thuật y học

Theo học ngành Kỹ thuật y học bạn sẽ  được đào tạo trong vòng 4 năm với các chuyên ngành chính như: xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh, vật lý trị liệu. Trong suốt quá trình học ngoài các kiến thức chung của khối ngành Y, người học được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Kỹ thuật y học như: giải phẫu bệnh, huyết học tế bào, huyết học cơ bản,  ký sinh trùng, đông máu, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, xét nghiệm, gây mê hồi sức,  vật lý trị liệu, X-quang….

tam-quan-trong-cua-nganh-y-duoc
Một số nghề nghiệp trong ngành dược 

Cử nhân điều dưỡng

Điều dưỡng có vai trò, nhiệm vụ là chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng; bảo vệ, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cho xã hội. 

Khi trở thành cử nhân Điều dưỡng các bạn sẽ được học thêm các kiến thức mới, kĩ năng chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với mức lương cao, công việc ổn định, dễ dàng thăng tiến trong công việc cũng như đảm bảo chắc chắn hơn về vị trí việc làm của mình. Chúng ta nên học cử nhân Điều dưỡng cao đẳng trở lên để đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

Giảng viên y dược

Chính là người giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, nhà sư phạm trong ngành y đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Công nhân dược

Công nhân dược thường đảm nhiệm công việc tại các quy trình sản xuất dược phẩm trong nhà máy xí nghiệp chuyên sản xuất các loại dược phẩm. Họ sẽ được tổ chức đào tạo tại các xí nghiệp theo yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Công nhân dược có thể trở thành lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư. 

Dược tá

Thường ở các Sở y tế địa phương sẽ mở các lớp học dược tá, khi này theo học bạn sẽ được cấp bằng dược tá. Sau đó có thể làm việc tại các vị trí như công nhân, bán thuốc ở quầy thuốc, phụ việc cho các dược sĩ, cấp thuốc ở các khoa dược trong bệnh viện. 

Dược sĩ trung cấp

Sau khi tốt nghiệp tại các trường trung học dược, dược sĩ trung học với vai trò là Dược sĩ trung cấp thì bạn sẽ được tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Dược.

Ở một số địa phương thiếu nguồn nhân lực về ngành dược thì dược sĩ trung học được uỷ nhiệm vai trò của dược sĩ Đại học làm những công việc như chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện. 

Dược sĩ đại học

Dược sĩ Đại học được hiểu là chương trình đào tạo các cử nhân ngành Dược với hệ đào tạo 4 năm. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học Dược, có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn đẻ làm việc tại Bệnh viện, Cơ sở y tế.

Tấm bằng Dược sĩ Đại học đem đến cho sinh viên cơ hội việc làm đa dạng như Quản lý nhà nước về Dược, nghiên cứu dược phẩm, ngoài ra ũng có thể tham gia vào lĩnh vực sản xuất thuốc, phân phối lưu thông thuốc, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện, pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ, quảng cáo, tiếp thị thuốc, giảng dạy trong các trường đại học, trung học dược, y, làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Đây được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển với nhiều cơ hội mở cho sinh viên tốt nghiệp.

Hi vọng với những chia sẻ của Trường cao đẳng Y dược Sài Gòn ở trên về vấn đề ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Y - dược, từ đó các bạn trẻ có thể tin tưởng gửi gắm ước mơ của bản thân, giúp  các bạn đạt được thành công trên con đường trở thành 1 nhân viên trong lĩnh vực Y Dược.