4 Nghĩa Vụ Mà Người Hành Nghề Khám Bệnh, Chữa Bệnh Cần Thực Hiện

admin
23:02 07-04-2023
111

Mỗi một ngành nghề, một công việc đều có những nghĩa vụ buộc người hành nghề, người làm phải tuân thủ thực hiện. Khám bệnh, chữa bệnh cũng không ngoại lệ. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh luôn phải ghi nhớ 04 nghĩa vụ, bao gồm: Nghĩa vụ với người bệnh; Nghĩa vụ với nghề nghiệp; Nghĩa vụ với đồng nghiệp và Nghĩa vụ với xã hội. Bốn nghĩa vụ này được quy định đầy đủ, rõ ràng trong Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh mới nhất do Quốc hội ban hành.

1. Nghĩa vụ đối với người bệnh

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp dưới đây:
  • Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp
  • Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi
  • Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật
  • Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh
  • Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
  • Tư vấn, cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.
  • Đổi xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
  • Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

  • Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
  • Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
  • Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
  • Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
  • Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh được ban hành mới nhất.
  • Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật này.

3. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp

  • Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.

4. Nghĩa vụ đối với xã hội

  • Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
  • Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.
  • Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:
  • Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;
  • Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

# Mới nhất


Quyền Và Nghĩa Vụ Mà Người Hành Nghề Dược Cần Biết

Dược là một ngành nghề đặc thù, chiếm vị trí quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Trong ngành Dược, Dược sĩ đóng một vai trò chủ chốt. Không chỉ bán thuốc, Dược sĩ còn phối hợp với bác sĩ trong quá trình theo dõi và quản lý bệnh tật cũng như việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Do đó, người hành nghề dược cũng được hưởng những quyền lợi nhất định, bên cạnh đó là những nghĩa vụ buộc phải tuân thủ thực hiện.
Đăng bởi
Thời gian đăng 08/04/2023
Lượt xem 111

Chứng Chỉ Hành Nghề Dược, Các Thông Tin Người Hành Nghề Cần Quan Tâm

Dược là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Bởi vậy, mỗi người hành nghề Dược (gọi là Dược sĩ) đều phải có đủ chuyên môn và đáp ứng được các điều kiện nhất định để có thể hành nghề Dược. Chứng chỉ hành nghề Dược được xem là giấy thông hành của người học Dược, nhằm đánh giá chuyên môn của một Dược sĩ có đủ đáp ứng yêu cầu ngành nghề hay không. Do đó, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học chuyên ngành Dược, đều cần có chứng chỉ hành nghề.
Đăng bởi
Thời gian đăng 07/04/2023
Lượt xem 135

5 Quyền Mà Người Hành Nghề Khám Bệnh, Chữa Bệnh Cần Biết

Tương tự các ngành nghề khác, nghề khám bệnh và chữa bệnh cũng có những quyền lợi nhất định dành cho người hành nghề. Các quyền lợi đó được Quốc hội Việt Nam quy định rõ ràng, minh bạch trong Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh ban hành mới nhất. Bao gồm 05 quyền lợi: Quyền hành nghề; Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh; Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn; Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa và Quyền đảm bảo an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Đăng bởi
Thời gian đăng 07/04/2023
Lượt xem 153