5 Quyền Mà Người Hành Nghề Khám Bệnh, Chữa Bệnh Cần Biết

admin
22:50 07-04-2023
153

Tương tự các ngành nghề khác, nghề khám bệnh và chữa bệnh cũng có những quyền lợi nhất định dành cho người hành nghề. Các quyền lợi đó được Quốc hội Việt Nam quy định rõ ràng, minh bạch trong Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh ban hành mới nhất. Bao gồm 05 quyền lợi: Quyền hành nghề; Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh; Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn; Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa và Quyền đảm bảo an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Quyền hành nghề

  • Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
  • Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
  • Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.
  • Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh

2. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

  • Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
  • Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp
  • Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi
  • Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật
  • Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

3. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn

  • Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.
  • Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
  • Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.

4. Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa

  • Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
  • Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.

5. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

  • Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
  • Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

# Mới nhất


Quyền Và Nghĩa Vụ Mà Người Hành Nghề Dược Cần Biết

Dược là một ngành nghề đặc thù, chiếm vị trí quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Trong ngành Dược, Dược sĩ đóng một vai trò chủ chốt. Không chỉ bán thuốc, Dược sĩ còn phối hợp với bác sĩ trong quá trình theo dõi và quản lý bệnh tật cũng như việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Do đó, người hành nghề dược cũng được hưởng những quyền lợi nhất định, bên cạnh đó là những nghĩa vụ buộc phải tuân thủ thực hiện.
Đăng bởi
Thời gian đăng 08/04/2023
Lượt xem 111

Chứng Chỉ Hành Nghề Dược, Các Thông Tin Người Hành Nghề Cần Quan Tâm

Dược là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Bởi vậy, mỗi người hành nghề Dược (gọi là Dược sĩ) đều phải có đủ chuyên môn và đáp ứng được các điều kiện nhất định để có thể hành nghề Dược. Chứng chỉ hành nghề Dược được xem là giấy thông hành của người học Dược, nhằm đánh giá chuyên môn của một Dược sĩ có đủ đáp ứng yêu cầu ngành nghề hay không. Do đó, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học chuyên ngành Dược, đều cần có chứng chỉ hành nghề.
Đăng bởi
Thời gian đăng 07/04/2023
Lượt xem 135

4 Nghĩa Vụ Mà Người Hành Nghề Khám Bệnh, Chữa Bệnh Cần Thực Hiện

Mỗi một ngành nghề, một công việc đều có những nghĩa vụ buộc người hành nghề, người làm phải tuân thủ thực hiện. Khám bệnh, chữa bệnh cũng không ngoại lệ. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh luôn phải ghi nhớ 04 nghĩa vụ, bao gồm: Nghĩa vụ với người bệnh; Nghĩa vụ với nghề nghiệp; Nghĩa vụ với đồng nghiệp và Nghĩa vụ với xã hội. Bốn nghĩa vụ này được quy định đầy đủ, rõ ràng trong Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh mới nhất do Quốc hội ban hành.
Đăng bởi
Thời gian đăng 07/04/2023
Lượt xem 110