Giấy Phép Hành Nghề, Các Thông Tin Người Hành Nghề Cần Quan Tâm

admin
22:38 07-04-2023
117

1. Khái quát chung về giấy phép hành nghề

Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh mới nhất được Quốc hội ban hành giải thích rõ: 

“Giấy phép hành nghề là văn bản văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định”.

Do đó, muốn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Tại Điều 26, Quốc hội quy định cụ thể, có 10 chức danh chuyên môn bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Bao gồm:

  • Bác sĩ
  • Y sỹ
  • Điều dưỡng
  • Hộ sinh
  • Kỹ thuật y
  • Dinh dưỡng lâm sàng
  • Cấp cứu viên ngoại viện
  • Tâm lý lâm sàng
  • Lương y
  • Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

Theo quy định tại Điều 27, Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh: 

“Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm”

Giấy phép hành nghề được cấp có hiệu lực, phải chứa đầy đủ các thông tin theo quy định được ban hành. Bao gồm:

  • Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài
  • Chức danh chuyên môn
  • Phạm vi hành nghề
  • Thời hạn của giấy phép hành nghề

 

2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề

Theo quy định được đưa ra tại Điều 30, Giấy phép hành nghề được cấp mới đối với 04 trường hợp dưới đây:

  • Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề
  • Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề
  • Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ
  • Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

Để được cấp mới giấy phép hành nghề, người hành nghề cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đối với bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng:
  • Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
  • Hoặc, có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định
  • Đối với lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền:
  • Có giấy chứng nhận lương y
  • Hoặc, có giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền
  • Hoặc, có giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
  • Có đủ sức khỏe để hành nghề
  • Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ
  • Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
  • Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định rõ tại Điều 20, Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh mới nhất do Quốc hội ban hành.

3. Giấy phép hành nghề có thể bị thu hồi không?

Trong thời hạn còn hiệu lực, giấy phép hành nghề có thể bị thu hồi. Tại Điều 35, Quốc hội quy định 10 trường hợp dưới đây có thể bị thu hồi giấy phép hành nghề:

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định
  • Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề
  • Cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề
  • Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa
  • Người hành nghề thuộc 1 trong 5  trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 của Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh
  • Người hành nghề bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề
  • Người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề
  • Người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề
  • Người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề
  • Trường hợp khác do Chính phủ quy định sau khi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sau khi bị thu hồi giấy phép hành nghề, nếu vẫn muốn tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề phải đề nghị cấp mới hoặc cấp lại giấy phép theo đúng quy định được ban hành.

 

4. Người hành nghề phải đáp ứng các yêu cầu gì nếu muốn cấp lại giấy hành nghề?

Theo quy định được Quốc hội ban hành tại Khoản 2 Điều 31, người hành nghề sẽ được cấp lại giấy hành nghề nếu đáp ứng được 3 điều kiện sau:

  • Đã được cấp giấy phép hành nghề
  • Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại
  • Không thuộc 1 trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

# Mới nhất


Quyền Và Nghĩa Vụ Mà Người Hành Nghề Dược Cần Biết

Dược là một ngành nghề đặc thù, chiếm vị trí quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Trong ngành Dược, Dược sĩ đóng một vai trò chủ chốt. Không chỉ bán thuốc, Dược sĩ còn phối hợp với bác sĩ trong quá trình theo dõi và quản lý bệnh tật cũng như việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Do đó, người hành nghề dược cũng được hưởng những quyền lợi nhất định, bên cạnh đó là những nghĩa vụ buộc phải tuân thủ thực hiện.
Đăng bởi
Thời gian đăng 08/04/2023
Lượt xem 111

Chứng Chỉ Hành Nghề Dược, Các Thông Tin Người Hành Nghề Cần Quan Tâm

Dược là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Bởi vậy, mỗi người hành nghề Dược (gọi là Dược sĩ) đều phải có đủ chuyên môn và đáp ứng được các điều kiện nhất định để có thể hành nghề Dược. Chứng chỉ hành nghề Dược được xem là giấy thông hành của người học Dược, nhằm đánh giá chuyên môn của một Dược sĩ có đủ đáp ứng yêu cầu ngành nghề hay không. Do đó, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học chuyên ngành Dược, đều cần có chứng chỉ hành nghề.
Đăng bởi
Thời gian đăng 07/04/2023
Lượt xem 135

4 Nghĩa Vụ Mà Người Hành Nghề Khám Bệnh, Chữa Bệnh Cần Thực Hiện

Mỗi một ngành nghề, một công việc đều có những nghĩa vụ buộc người hành nghề, người làm phải tuân thủ thực hiện. Khám bệnh, chữa bệnh cũng không ngoại lệ. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh luôn phải ghi nhớ 04 nghĩa vụ, bao gồm: Nghĩa vụ với người bệnh; Nghĩa vụ với nghề nghiệp; Nghĩa vụ với đồng nghiệp và Nghĩa vụ với xã hội. Bốn nghĩa vụ này được quy định đầy đủ, rõ ràng trong Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh mới nhất do Quốc hội ban hành.
Đăng bởi
Thời gian đăng 07/04/2023
Lượt xem 111